- 28 Tháng Một, 2020
- Được đăng bởi: ttp
- Chuyên mục: Sân Tennis
Ở Việt Nam thì phần đông các sân thi đấu tennis đều có dạng mặt sân tennis cứng. Sân tennis cứng có kết cấu lớp nền bê tông xi măng hay bê tông nhựa rất bền chắc, mặt sân còn được phủ nhiều lớp sơn Acrylic tạo ra sân chơi hoàn hảo cho mọi người. Vậy nhưng các bạn có biết cấu tạo sân tennis tiêu chuẩn hay chưa. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về cấu tạo sân tennis nhé!
Mục lục
- 1 1. Lớp nền – cấu tạo sân tennis
- 2 2. Cấu tạo lớp cỏ nhân tạo cho sân tennis
- 3 3. Cấu tạo của cột lưới sân tennis
- 4 4. Hàng rào sân tennis
- 5 5. Hệ thống đèn chiếu sáng sân tennis
- 6 6. Ghế nghỉ cho cầu thủ có mái che và dụng cụ sân tennis
- 7 7. Cách căng lưới trong sân tennis
- 8 8. Những điều cần lưu ý khi xây dựng sân tennis
1. Lớp nền – cấu tạo sân tennis
Lớp nền sân tennis có cấu tạo gồm 6 lớp chính theo thứ tự từ trên xuống dưới là:
- Lớp sơn Arcylic màu trắng dùng làm vạch cho sân
- Lớp sơn Arcylic phủ mặt sân tạo độ bền và đồng màu cho sân
- Lớp Emulsionbitumious hỗn hợp giúp mặt sân phẳng hơn
- Lớp sơn Resurfacer hỗn hợp cao su đặc giúp làm phẳng và tạo độ nảy cho sân
- Lớp trám vá hỗn hợp cát và nhũ tương
- Nền bê tông Asphal
Lớp nền sân tennis có cấu tạo sân Tennis đủ 6 lớp như trên mới đạt chuẩn quốc tế, có chất lượng cao, tạo mặt nền cho bóng nảy tốt và tạo ma sát cho cầu thủ.
Đọc thêm:
Làm thế nào để sơn sân Tennis đúng cách 2020
2. Cấu tạo lớp cỏ nhân tạo cho sân tennis
- Chiều cao: 10mm, 13mm, 20mm.
- Khoảng cách: 3/8 inch, 3/16 inch, 5/16 inch, 5/32 inch.
- Tính chất cỏ: 100% PP, PE cỏ cụm thẳng nhập khẩu từ Anh.
- Dtex: 6600, 8800.
- Lớp đáy: 2 lớp, chống tia UV và chống nhiệt điện trở.
- Lớp keo phủ: DOW
Những sân tennis làm bằng cỏ nhân tạo rất dễ dàng lắp đặt, bảo dưỡng và giá cả thì rẻ hơn so với nhiều loại cỏ khác. Cỏ nhân tạo sân tennis chất lượng tốt kết hợp ưu điểm của đất, cỏ và cát tạo ra lớp cỏ có tính năng thông thoáng khí, dễ dàng thoát nước và làm thoả mãn yêu cầu đối với sân bóng.
Cỏ nhân tạo dùng trong sân Tennis có tính xoay chuyển ưu việt, tính đàn hồi cao, tính năng đệm và giữ lực cũng rất ưu việt, đảm bảo làm giảm tác động đến phần eo, phần khớp gối và mắt cá chân của cầu thủ; tránh trường hợp bị thương khi vận động.
3. Cấu tạo của cột lưới sân tennis
Cột lưới của sân tennis thường có hình tròn hoặc hình vuông. Với phần cột lưới hình tròn sẽ có đường kính 15cm, còn đối với cột lưới hình vuông thì có chiều dài mỗi cạnh 15cm. Cột lưới phải cao hơn mép trên của lưới tối đa 2,5 cm. Tâm của cột đặt cách mép ngoài đường biên dọc mỗi bên là 0.914m.
Phía cuối hai bên sân là đường biên ngang, còn hai bên mép là đường biên dọc. Đường giao bóng song song hai bên lưới kẻ cách lưới 6,4 m.
4. Hàng rào sân tennis
Ở đây, các ống sắt liên kết hàn sẽ khép kín tạo thành hệ khung hàng rào.
Phần lưới B40 tráng kẽm (bọc nhựa) chuyên sử dụng cho sân tennis liên kết hàn và kẽm buộc vào với khung hàng rào.
Chiều cao hàng rào sẽ còn tùy theo nhu cầu sử dụng của nhà đầu tư, có có thể chọn chiều cao hàng rào như sau: H = 3,6m, H = 4,2m, H = 5,4m, …
5. Hệ thống đèn chiếu sáng sân tennis
Trên thị trường hiện nay có 2 loại đèn chiếu sáng cho sân tennis đang được sử dụng là đèn cao áp truyền thống và đèn pha led. Đặc biệt, đèn Metal Halide 1000W đang là dòng đèn chiếu sáng sân tennis được ưa chuộng có các linh kiện nhập khẩu từ Mỹ. Loại đèn này cho chất lượng ánh sáng tốt nhất, dễ nhìn thấy banh và không gây chói mắt.
- Ánh sáng cho sân tối thiểu nên bố trí 6 đèn/sân.
- Để ánh sáng phủ đều và đủ cả sân nên bố trí 8 đèn/sân.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể tăng giảm số lượng đèn để đáp ứng đủ nhu cầu nữa.
6. Ghế nghỉ cho cầu thủ có mái che và dụng cụ sân tennis
Ghế nghỉ cầu thủ khung làm bằng thép hình, phần mái lợp tôn, ghế ngồi bằng nhựa hay bằng đá Granit chuyên sử dụng cho ngoài trời.
Các dụng cụ cần thiết trên cấu tạo sân Tennis gồm cột căng lưới tennis, lưới tennis, ghế trọng tài, xe đựng banh tập, xe gạt nước, …
7. Cách căng lưới trong sân tennis
Lưới được căng ở chính giữa sân thi đấu, mép trên của lưới có độ cao 1,07m so với mặt sân và được buộc bằng một sợi dây thừng hay kim loại có đường kính tối đa 0,8cm cột vào hai cột lớn, chia mặt sân thành hai phần đều nhau. Lưới phải được căng sát đến phía hai cột lưới, cạp lưới có màu trắng, bản rộng không nhỏ hơn 5cm và không lớn quá 6.35cm.
Lưu ý: Tất cả các đường kẻ khác ở trên sân không được phép nhỏ hơn 2.5cm và lớn hơn 5cm, ngoại trừ đường ở cuối sân có thể kẻ rộng 10cm. Tất cả kích thước của các đường kẻ này được tính đến mép ngoài và các đường kẻ phải cùng một màu.
8. Những điều cần lưu ý khi xây dựng sân tennis
Sau khi thảm bê tông nhựa phải xử lý bề mặt trong vòng 14 ngày trước khi tiến hành sơn bề mặt.
Sau khi đổ bê tông xi măng phải xử lý bề mặt trong vòng 28 ngày trước khi tiến hành sơn bề mặt.
Thông báo đến các giám sát chủ đầu tư tất cả các ứng dụng của vật liệu trước khi sơn mặt sân.
Bề mặt được phủ sơn phải được kiểm tra kỹ càng và thực hiện chắc chắn không bong dộp các vị trí xử lý, không lẫn dầu mỡ, bụi bẩn hay các tạp chất khác.
Xử lý độ phẳng mặt sân tennis bằng cách tưới ngập nước sau 40 phút tiến hành kiểm tra, nếu còn bất kỳ vũng đọng nước trên mặt sân sâu quá độ dày của một đồng xu (khoảng 1.5 mm) thì phải tiến hành sửa chữa bằng cách sử dụng một hỗn hợp hóa chất chuyên dùng của Plexipave, Decoturf, Novasports, Sport Master theo quy chuẩn nhà sản xuất hướng dẫn.
Nên sử dụng loại cọ sơn bằng lưỡi cao su chuyên dụng để bề mặt sân sau khi sơn có chất lượng tốt, kỹ thuật theo yêu cầu của các hãng sơn.
Đảm bảo các lớp sơn phải khô hoàn toàn trước khi thực hiện sơn lớp tiếp theo. Kiểm tra kỹ toàn bộ bề mặt sau mỗi lớp sơn để có thể sửa chữa kịp thời các khiếm khuyết còn tồn tại. Mài phẳng bề mặt để loại bỏ bất cứ các vị trí sần sùi và quét dọn vệ sinh sạch bề mặt sân.
Không tiến hành sơn mặt sân nếu nhiệt độ bề mặt sân thấp hơn 50°F hoặc cao hơn 140°F.
Chỉ tiến hành sơn mặt sân khi nhiệt độ môi trường xung quanh ở mức 50°F và có xu hướng đang tăng.
Khi trời đang có mưa thì không nên tiến hành sơn mặt sân.
Bài viết trên TennisTTP đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về cấu tạo sân tennis từ đó có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo của lớp nền, lớp cỏ, cột lưới, … Và còn những điều cần phải lưu ý khi tiến hành xây dựng sân tennis nữa. Hy vọng với những gì mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.